3. Tam giác vàng phơi sáng trong chụp ảnh.

Khái quát các thông tin cơ bản trong chụp ảnh kể cả chụp máy film hay số mình đều có thể áp dụng. Người mới bắt đầu chụp hình thì thường không biết cái chi khi chụp phơi sáng là gì? đo sáng, lấy sáng như thế nào trong chụp ảnh?... bla bla bla thì thường có 3 thông số mà ai cũng cần phải nắm khi chụp ảnh là khẩu độ (Aperture), tốc độ màn trập (Shutter Speed) và độ nhạy sáng (ISO). Mình cùng chia sẻ và tìm hiều ha.

3. Tam giác vàng phơi sáng trong chụp ảnh.

Mình mới đầu cũng chỉ biết là cầm máy lên không biết các thông số như thế nào rối hoa cả mắt lên... hỏi hỏi các kiểu nhưng chụp hình lúc sáng quá, lúc tối quá loạn cả lên ấy. Vậy phơi sáng là gì?

Phơi sáng là thuật ngữ đề cập đến lượng ánh sáng trên một đơn vị diện tích phim hoặc bộ cảm biến hình ảnh điện tử. Độ phơi sáng cao có nghĩa là nhiều ánh sáng đi vào cảm biến và màu ảnh sẽ sáng hơn. Ngược lại, độ phơi sáng thấp là do lượng ánh sáng yếu dẫn đến hình ảnh tối hơn vì thiếu sáng.

Để cân bằng ánh sáng để tránh tình trạng là lượng ánh sáng làm ảnh quá sáng hoặc quá tối thì để khác phục điều này bạn cấn phải hiểu và kết hợp 3 thông số này: khẩu độ (Aperture), tốc độ màn trập (Shutter Speed) và độ nhạy sáng (ISO). kha kha và không thể thiếu đó là kinh nghiệm trong đo sáng nữa dạng như chụp càng nhiều thì càng hiều. Giờ nghĩ lại mình toàn chụp búa xua cào cào thời đầu vào cuộc nào vậy thì 3 thông số trên là gì?

1. Khẩu độ (Aperture)

Hình mô tả khẩu độ f (nguồn: fptshop)

Khẩu độ (ký hiệu f/stop) để kiểm soát lượng ánh sáng đi vào ống kính. Khẩu độ được điều khiển bởi màng chắn sáng có trong ống kính để thay đổi độ rộng của nó dựa trên f-stop.

- Như hình trên bạn có thể thấy khẩu càn nhỏ thì độ xóa phong càn lớn đi theo đó là anh sáng đi vào càn nhiều. Ngược lại, khẩu lớn thì ánh sáng đi vào sẽ ít hơn ảnh sẽ tối hơn nhưng độ rộng của ảnh sẽ rõ hơn ít xóa phong hơn. (mà có điều bạn sẽ cay đắng khi mua ống kính (lens) nếu f càng nhỏ thì giá cũng cao tùy thuộc vào tiêu cự của ống kính)

VD: như hình trên mình có khẩu độ f/1.4 thì bạn thấy màng chắn sáng rộng hơn f/22 thì f/1.4 sẽ lấy sáng nhiều hơn người rõ còn ngôi nhà ở phía sau mờ hơn, còn f/22 ảnh người và nhà đều rõ. và để bù sáng thì mình sẽ tìm hiều thêm về tốc độ màn trập và ISO nha.

2. Tốc độ màn trập (Shutter speed)

Hình ảnh mô tả về tốc độ màn trâp (Nguồn: google)

Tốc độ màn trập (ký hiệu ss) là một trong những chìa khóa quan trọng trong nhiếp ảnh cơ bản. Một khi ánh sáng đi qua khẩu độ của ống kính, ánh sáng sẽ chạm đến màn trập. Bây giờ điều bạn cần quyết định là lượng ánh sáng sẽ đi vào máy ảnh là bao nhiêu. Tốc độ màn trập sẽ kiểm soát thời lượng của ánh sáng có thể đi vào ống kính. Nó được điều khiển bởi một tấm màn phía trước cảm biến của máy ảnh.

VD: Như hình mô tả trên bạn có thể thấy ss = 1/500s ảnh sẽ rõ hơn và ít có thể không bị nhèo ảnh. còn ss = 1/2s ảnh bị nhèo ảnh hơn điều này

vậy nói lên được điều gì? Là khi mình chụp ảnh tốc độ màn trập càng nhanh sẽ bắt vật thể rõ hơn nhưng lượng ánh sáng vào khẩu độ và thời gian màn trập hứng ánh sáng sẽ thấp hơn làm cho ảnh tối hơn, còn khi thời gian màn trập lâu thì sẽ hứng được nhiều ánh sáng hơn nhưng có 1 điểm trừ là ảnh sẽ bị nhèo không rõ được vật thể thường ta khác phục bằng cách dùng tripod , chân máy ảnh để cố định máy ảnh khi chụp. Như khi chụp phơi sáng người chụp có thể để màn trập lên đến 4 5 phút thấp hơn hoặc nhỏ hơn để chụp thiên hà, đường phó vào buổi tối chẳng hạn. Nhưng có 1 cái không thể thiếu là ISO cùng mình tìm hiểu nào.

3. Độ nhạy sáng (ISO)

Hình mô tả ISO (nguồn: tinhte)

Ánh sáng đi qua khẩu độ và đã được lọc bởi tốc độ màn trập, lúc này, nó mới đến với cảm biến. Đây là nơi quyết định việc cài đặt các thông số ISO. Để hiểu về ISO khá đơn giản, ISO chịu trách nhiệm về độ nhạy sáng của cảm biến. Theo đó, ISO càng tăng thì độ nhạy sáng càng cao và ngược lại. À mà quên đối với chụp ảnh film thì ISO sẽ phụ thuộc vào film mà bạn sử dụng nếu như bạn dùng file kodak gold c200 nó có ISO 200 thì đó là ISO bạn set trên máy ảnh film sẽ là 200 hoặc là 160 tùy thuộc vào bạn muốn chụp sáng hay tối.

Lưu ý: như bạn thấy trên hình mô tả nếu là máy số ISO ban đêm có thể là 3200 khi chụp để cho ảnh sáng hơn nhưng bù lại là ảnh sẽ bị nhiễu, tạo nhiều hạt bị noise, vỡ nét. Tất nhiên đối với một bức ảnh đã bị vỡ nét thì rất khó để thay đổi trong quá trình sản xuất hậu kỳ.

Đến đây thôi ha, còn phần kết hợp 3 thông số trên như thế nào mình qua phần tiếp theo nha.